Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0988212490

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: chuabadanh@gmail.com

Địa chỉ: Thôn Đanh, Xã Liên Sơn, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam

Chùa Bà Đanh toạ lạc tại thôn Đanh Xá, phường Ngọc Sơn, thị xã Kim Bảng, bên tả ngạn sông Đáy, gần núi Ngọc - một ngọn núi cây cối xanh tươi bốn mùa. Đối ngạn về phía Đông là cụm di tích Đền Trúc - Ngũ Động Sơn. Chùa Bà Đanh cũng như nhiều chùa khác ở miền Bắc Việt Nam, điện thờ gồm nhiều tượng Phật và Bồ Tát như các chùa thờ Phật theo phái Đại thừa, đồng thời còn có tượng Tam phủ, Tứ phủ của tín ngưỡng dân gian. Chùa Bà Đanh thờ Pháp Phong, một tín ngưỡng hoàn toàn mang tính bản địa. Tương truyền rằng: Trước đây, ở vùng này luôn gặp mưa to, gió lớn nên sản xuất rất khó khăn. Vào một ngày kia, cả làng xôn xao chuyện thánh nhân báo mộng cho một cụ già trong làng. Có một người con gái trẻ trung, xinh đẹp, đoan trang, khuôn mặt phúc hậu với vầng trán và đôi mắt thông minh nói rằng: Ta được thần cho về đây để chăm nom và chỉ bảo dân làng làm ăn. Dân làng bèn lập chùa thờ bà. Các bô lão chọn khu rừng đầu ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Chùa Bà Đanh toạ lạc tại thôn Đanh Xá, phường Ngọc Sơn, thị xã Kim Bảng, bên tả ngạn sông Đáy, gần núi Ngọc - một ngọn núi cây cối xanh tươi bốn mùa. Đối ngạn về phía Đông là cụm di tích Đền Trúc - Ngũ Động Sơn.

Chùa Bà Đanh cũng như nhiều chùa khác ở miền Bắc Việt Nam, điện thờ gồm nhiều tượng Phật và Bồ Tát như các chùa thờ Phật theo phái Đại thừa, đồng thời còn có tượng Tam phủ, Tứ phủ của tín ngưỡng dân gian.

Chùa Bà Đanh thờ Pháp Phong, một tín ngưỡng hoàn toàn mang tính bản địa. Tương truyền rằng: Trước đây, ở vùng này luôn gặp mưa to, gió lớn nên sản xuất rất khó khăn. Vào một ngày kia, cả làng xôn xao chuyện thánh nhân báo mộng cho một cụ già trong làng. Có một người con gái trẻ trung, xinh đẹp, đoan trang, khuôn mặt phúc hậu với vầng trán và đôi mắt thông minh nói rằng: Ta được thần cho về đây để chăm nom và chỉ bảo dân làng làm ăn. Dân làng bèn lập chùa thờ bà. Các bô lão chọn khu rừng đầu làng làm nơi dựng chùa. Nơi ấy bấy giờ là một vạt rừng rậm rạp, có nhiều cây cổ thụ, sát bờ sông là một hòn núi nhỏ nhô ra mặt nước.

Ngôi chùa ban đầu dựng đơn sơ bằng tranh tre, đến năm Vĩnh Trị đời Lê Hy Tông (1676 – 1680), khu rừng được mở mang quang đãng để xây một ngôi chùa khang trang. Nơi ấy là khu vực dân làng cấm mọi người làm nhà ở nên cảnh chùa càng thêm trang nghiêm, vắng vẻ. Ngôi chùa được dựng nên ít lâu thì một cây mít cổ thụ ở cạnh chùa bỗng dưng bị gió to quật đổ. Dân làng lấy gỗ về tạc tượng thờ trong chùa. Một hôm có người khách đến chùa nói làm nghề tạc tượng và được báo mộng để tìm đến đây. Người khách tả hình dáng và dung nhan người con gái đã báo mộng thì rất giống vị thánh nhân đã báo mộng cho cụ già trong làng.

Năm ấy gặp mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, tượng tạc gần xong thì dưới bến sông trước chùa có một vật lạ nửa nổi nửa chìm lượn lờ nhưng không trôi theo dòng nước. Dân làng vớt lên xem thì đấy là một vật làm bằng gỗ quý như chiếc ngai bèn rước ngay vào chùa.

Tượng tạc xong giống y hệt người con gái trong mộng và đặt thử vào ngai thì rất vừa. Từ đó trong vùng mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Tiếng đồn Thánh Bà chùa Bảo Sơn linh thiêng màu nhiệm thu hút khách thập phương về lễ rất đông. Những người làm nghề sông nước gặp mùa mưa lũ, thuyền xuôi ngược qua lại nơi này đều lên chùa thắp hương cầu mong yên ổn. Dân địa phương gọi ngôi chùa này là chùa Đức Bà làng Đanh (Đanh là tên nôm của làng Đinh Xá, nơi có ngôi chùa) và gọi tắt là chùa Bà Đanh.

Chùa Bà Đanh quay mặt hướng Nam, nhìn ra sông Đáy. Đây là một hệ thống tổng thể bao gồm nhiều công trình như: Tam quan, dải vũ, nơi thờ và nhà khách, nhà tăng với gần 40 gian (chưa kể hệ thống nhà cầu) đan xen hỗ trợ cho nhau. Ngoài ra còn có phủ thờ Mẫu ở phía Đông của khu chùa. Theo nhân dân địa phương cho biết thì ngôi chùa xây dựng từ lâu đời nhưng đã được tu sửa nhiều lần. Các công trình còn lại đều được xây dựng từ thế kỷ XIX trở lại đây.

Cách chùa Bà Đanh khoảng 100m về phía Tây là núi Ngọc. Ngọn núi này nằm trong hệ thống núi đá vôi kéo dài từ Hòa Bình xuống nhưng nằm tách riêng ra và cách dãy núi đá vôi trên bởi dòng sông Đáy.

Đã từ lâu người dân địa phương không chặt cây nên thảm thực vật ở đây rất phong phú, trong đó có một cây si cổ thụ. Theo nhân dân địa phương thì cây si này đã có hàng nghìn năm tuổi.

Ngay dưới chân núi có một ngôi đền cổ thờ Thần Núi. Xung quanh đền có nhiều cây cối tạo nên không gian xanh mát.

Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc thật xứng tầm một danh lam cổ tích. Nơi đây, bao đời rồi, sông núi đã hòa nhập với nhau, cảnh trí thiên nhiên và công trình nhân tạo đã bổ sung cho nhau, góp phần nâng cao giá trị của cả khu di tích.

 

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm