Đền Lăng quê hương vua Lê Đại Hành
Đền Lăng quê hương vua Lê Đại Hành
Đền Lăng quê hương vua Lê Đại Hành

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: xtdlhanam@gmail.com

Địa chỉ: Thôn Bảo Thái Xã Liêm Cần, Huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam

Đền Lăng thuộc thôn Bảo Thái, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm còn được gọi là đền Ninh Thái. Đền Lăng thờ vua Lê Đại Hành và hai con của ông là Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều. Ở khu vực này có nhiều dấu tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Đại Hành như khu Mả Dấu, khu Dàn Thề. Tương truyền, ông nội của vua Lê Đại Hành ở làng Bảo Thái có nuôi con hổ trắng, ngày ngày cùng đi đổ đó ở cánh đồng. Một hôm, ông đổ đó sớm con hổ không nhận ra chủ đã vồ chết sau đó hổ cõng xác ông về đặt ở khu đất đầu làng, sáng hôm sau mối xông thành mộ, từ đó mọi người gọi là Mả Dấu. Đến đền Lăng, du khách được thăm quan vẻ đẹp của ngôi đền và lên đỉnh núi Cõi phóng tầm mắt bao quát cả khu vực đồng bằng rộng lớn, nơi mà Lê Hoàn đã chỉ huy quân đội tập luyện và chiến đấu chống quân xâm lược nhà Tống thế kỉ X. Gắn với sự kiện vua Lê Đại Hành về cày ruộng ở ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đền Lăng thuộc thôn Bảo Thái, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm còn được gọi là đền Ninh Thái. Đền Lăng thờ vua Lê Đại Hành và hai con của ông là Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều. Ở khu vực này có nhiều dấu tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Đại Hành như khu Mả Dấu, khu Dàn Thề. Tương truyền, ông nội của vua Lê Đại Hành ở làng Bảo Thái có nuôi con hổ trắng, ngày ngày cùng đi đổ đó ở cánh đồng. Một hôm, ông đổ đó sớm con hổ không nhận ra chủ đã vồ chết sau đó hổ cõng xác ông về đặt ở khu đất đầu làng, sáng hôm sau mối xông thành mộ, từ đó mọi người gọi là Mả Dấu.

Đến đền Lăng, du khách được thăm quan vẻ đẹp của ngôi đền và lên đỉnh núi Cõi phóng tầm mắt bao quát cả khu vực đồng bằng rộng lớn, nơi mà Lê Hoàn đã chỉ huy quân đội tập luyện và chiến đấu chống quân xâm lược nhà Tống thế kỉ X.

Gắn với sự kiện vua Lê Đại Hành về cày ruộng ở Đọi Sơn (huyện Duy Tiên) để khuyến khích nền nông nghiệp, mở mang đất canh tác. Hằng năm cứ vào lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (vào mồng 5 đến mồng 7 tháng Giêng) nhân dân Đọi Sơn lại rước chân nhang vua Lê từ đền Lăng về Đọi Sơn làm lễ cáo yết, nhập linh và tổ chức lễ hội.

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm