Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Long Đọi Sơn
Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Long Đọi Sơn
Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Long Đọi Sơn
Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Long Đọi Sơn
Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Long Đọi Sơn
Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Long Đọi Sơn
Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Long Đọi Sơn
Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Long Đọi Sơn
Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Long Đọi Sơn

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0011223311

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: chualongdoison@gmail.com

Địa chỉ: Thôn Đọi Nhất, Xã Đọi Sơn, Thị xã Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam

Chùa Long Đọi Sơn nằm trên núi Đọi Sơn thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi Đọi, trong khuôn viên 2 ha vườn rừng. Chùa quay mặt về hướng nam đúng như câu phương ngôn: “Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích Đế Vương, lưu truyền Vạn Đại” . Trên đỉnh núi linh thiêng này, năm 1054 vua Lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan đã chủ trì xây dựng chùa và lấy tên chùa là Diên Linh Tự. Đời vua Lý Nhân Tông tiếp tục hưng công xây dựng, mở rộng và xây  bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh (từ năm 1118-1121) để trở thành Đại danh lam kiên hành cung, trung tâm Phật giáo lớn thời Lý ở nước ta. Ngôi tháp đứng vững được 3 thế kỷ, đến đầu thế kỷ XV, giặc Minh sang xâm lược nước ta đã cho phá hủy cây tháp. May mắn còn sót lại tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, 06 pho tượng Kim Cương, tượng chim thần Kinari và hành nghìn mảng chạm trang trí kiến trúc bằng đất nung (Hiện vật phát hiện ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Chùa Long Đọi Sơn nằm trên núi Đọi Sơn thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi Đọi, trong khuôn viên 2 ha vườn rừng. Chùa quay mặt về hướng nam đúng như câu phương ngôn: “Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích Đế Vương, lưu truyền Vạn Đại” .

Trên đỉnh núi linh thiêng này, năm 1054 vua Lý Thánh Tông và Vương Phi Ỷ Lan đã chủ trì xây dựng chùa và lấy tên chùa là Diên Linh Tự. Đời vua Lý Nhân Tông tiếp tục hưng công xây dựng, mở rộng và xây  bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh (từ năm 1118-1121) để trở thành Đại danh lam kiên hành cung, trung tâm Phật giáo lớn thời Lý ở nước ta. Ngôi tháp đứng vững được 3 thế kỷ, đến đầu thế kỷ XV, giặc Minh sang xâm lược nước ta đã cho phá hủy cây tháp. May mắn còn sót lại tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, 06 pho tượng Kim Cương, tượng chim thần Kinari và hành nghìn mảng chạm trang trí kiến trúc bằng đất nung (Hiện vật phát hiện sau đợt quật khảo cổ năm 2000). Đặc biệt, tấm bia quý Sùng Thiện Diên Linh ghi lại toàn bộ quá trình xây dựng, ý nghĩa biểu tượng, giá trị lịch sử - văn hóa của ngôi chùa  Đọi và tháp Sùng Thiện Diên Linh thời Lý.

 Trải qua các triều Hậu Lê, Mạc, Nguyễn nhân dân Đọi Sơn và khách thập phương đã hưng công khôi phục lại chùa. Lần tu bổ lớn nhất vào thời Nguyễn, quy mô chùa trên 100 gian, lớn nhỏ kiến trúc nội công, ngoại quốc. Tháng 3 năm 1947 chùa Long Đọi Sơn thêm một lần bị chiến tranh phá huỷ. Sau năm 1954 hoà bình lập lại ở miềm Bắc, chính quyền và nhân dân Đọi Sơn đã tiến hành tu bổ, lần lớn nhất vào năm 1958 đã hoàn tất những công trình chính tại đây.

Cùng với các kiến trúc xưa đã được tu bổ, tôn tạo, các cơ sở hạ tầng khác được đầu tư, chùa ngày càng hấp dẫn du khách gần xa đến vãn cảnh, tham quan. Có thể nói, trong các lễ hội thờ Phật tại Hà Nam, đặc sắc và đông đảo nhất chính là lễ hội chùa Đọi Sơn. Chùa mở hội từ ngày 19 – 21 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm. Khai hội ngày 19, từ sáng sớm đoàn rước kiệu đã hành lễ từ chân núi lên chùa làm lễ dâng hương tưởng nhớ vua Lý Thánh Tông và bà Vương Phi Ỷ Lan, những người đã có công xây dựng chùa. Sau lễ dâng hương có các đội tế nam quan, tế nữ quan tạ ơn trời Phật. Phần lễ uy nghiêm kết thúc, mở màn sau đó là phần hội với nhiều trò chơi như: nấu cơn thi, thi dệt vải, bơi thuyền, hát chèo, múa tứ linh, đáng cờ người…

Độc đáo và ấn tượng nhất là ở lễ hội vùng Đọi Sơn ngoài lễ hội chùa Đọi còn có lễ hội tịch điền. Theo “Việt sử lược” đã ghi chép, vào năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành về cày tịch điền ở Đọi Sơn được một chĩnh vàng và một chĩnh bạc. Từ đó mở đầu cho một phong tục đẹp: “Tịch điền đầu xuân” để các nhà vua triều đại sau noi gương khuyến nông.

Lễ hội tịch điền được tổ chức từ ngày mồng 5 đến mồng 7 tháng Riêng (Âm lịch). Khai hội vào sáng mồng 5 là lễ rước nước giếng làng lên chùa, buổi tối tại đình Đọi Tam làm lễ cáo yết xin Thành Hoàng làng cho mở hội. Sáng mồng 6 diễn ra các hoạt động thi vẽ và trang trí trâu, buổi tối trên chùa Đọi tổ chức Đại lễ giải hạn cầu an cho chúng sinh. Ngày mồng 7 tổ chức lễ tịch điền (dùng trâu cày ruộng), sáng mồng 7 sau lễ dâng hương là nghi thức tịch điền trọng tâm của lễ hội với mong muốn mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm. Cùng với các nghi thức chính, trong khu vực lễ hội còn tổ chức các trò vui chơi, giải trí, văn nghệ dân gian và các hoạt động dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan của du khách khắp mọi miền.

Với những giá trị về lịch sử- văn hóa nêu trên: Năm 1992 chùa Đọi Sơn được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Năm 2018, chùa Đọi Sơn được Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2019, Lễ hội chùa Đọi Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong các năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận bia Sùng Thiện Diên Linh và bộ tượng Kim Cương (06 pho) thời Lý là bảo vật quốc gia.

 (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hà Nam)

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm